Search


Chuyện bà lão 72 tuổi lưng gù mang bao snack...

  • Share this:


Chuyện bà lão 72 tuổi lưng gù mang bao snack đi bán chục cây số

Người ta vẫn thường nói, khi về già, sự cực khổ không còn là nỗi khiếp sợ đối với bất cứ ai. Và bà cụ Nguyễn Thị Ba cũng nghĩ như thế.

Mặc dù đã 72 tuổi, lưng còng, khi đứng tay gần như chạm đất thế nhưng bà cụ vẫn đi bộ hàng chục cây số mỗi ngày để bán từng gói bim bim tự nuôi mình.

Ở cái tuổi đứng vững cũng chẳng được, bà cụ Ba vẫn cố mưu sinh bằng sức lao động của mình. Bà có cháu thế nhưng các cháu cũng khổ, bán hàng lặt vặt, làm nghề này nghề kia kiếm sống qua ngày.

Bà mang cái lưng gù đi khắp chợ mua từng gói bim bim, kẹo, xúc xích rồi bỏ vào một cái bao to cứ thế mang đi bán hết nơi này đến nơi khác,...

Sáng chủ nhật, khi nhiều người còn đang loạng choạng bận rộn với công việc dọn hàng ra bán, tay chân ai cũng nhanh thoăn thoát nhìn bà cụ Ba lụ khụ nhích từng bước chân, khiến nhiều người phải đứng khựng lại vì mủi lòng.

Mấy năm qua, người dân quanh khu vực chợ Hạnh Thông Tây rồi cũng quen với hình ảnh ấy mỗi sáng, bà Ba lụ khụ nhích từng bước, tay kéo theo gói bánh bim bim, có lúc vì cái bao quá mỏng khiến bánh rơi ra ngoài.

Bà phải ngồi xuống gom từng gói bánh rồi dùng tay túm miệng bao lại và lôi đi tiếp, nhìn bao bánh lềnh kềnh mặc dù chẳng nặng cân. Nhưng với một bà cụ có lẽ vẫn phải dùng sức mang nó theo trong hành trình mưu sinh vất vả.

Bà cụ Ba kể: "Tui bán ở đây tới nay được 4 cha nhà thờ rồi, từ hồi cha Thu tới bây giờ là 4 cha, cha Thu, cha Tân, cha Trung bây giờ là cha Tuấn, mưa nắng gì cũng ngồi ở đây, tui không sợ mưa đâu tui sợ phải nghỉ ở nhà thôi, đi bán có người đi qua đi lại chứ nghỉ buồn lắm".

Bà bán chẳng lời lãi bao nhiêu, gói bánh nào cũng chỉ một ngàn, hai ngàn, đủ tiền cháo mỗi ngày. Biết bà Ba khổ, người dân nơi này thường ghé mua ủng hộ, có người ngỏ ý mua hết thế nhưng bà nhất quyết không bán, có khi sáng nào người ta đi qua rồi ghé đưa bà hộp cơm hoặc gói xôi. Bà cười hiền từ, rồi chắp tay cảm ơn.

Không làm phiền ai cũng chẳng nhận bất kỳ món đồ quý giá nhất là tiền của người khác cho, bà cụ Ba cũng được người dân quanh khu nhà thờ gọi vui là bà cụ khó tính nhất Gò Vấp.

Trong cái màu áo cũ kỹ ấy, đôi bàn tay thô ráp, da dẻ nhăn nheo với cái khăn lấm tấm kim châm đội trên đầu, bà cụ Ba ngồi một góc hứng chịu đủ mưa gió, thời tiết, bụi bặm của đường phố.

Cứ nghĩ rồi người già nào cũng sẽ được nghỉ ngơi theo cách mà họ muốn, thế nhưng không phải thế vì đôi khi ngày hôm nay lại là sự chiến đấu cho ngày mai.

Nắng mưa bất chấp, cứ 1 giờ sáng mỗi ngày bà vẫn đều đặn lôi theo gói bim bim đi hàng chục cây số đến phía sau nhà thờ Hạnh Thông Tây chờ khách thập phương tới mua. 6 rưỡi, 7 giờ đêm, bà lại cặm cụi kéo bao bánh về.

Đường về nhà, bà gặp chú xe ôm, người ta từ tốn ngỏ lời chở bà về thế nhưng bà từ chối vì sợ phiền. Gặp ai bà cũng sợ phiền họ, đôi khi thiết nghĩ cái sự cô đơn của những người cao tuổi chính là vì chữ sợ phiền.

"Sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn"


Tags:

About author
not provided
HƠI THỞ CỦA CUỘC SỐNG
View all posts